Lý Phúc Chu
Thế sự nhiễu nhương,
thời cuộc biến loạn, đó là ngôn từ để chỉ cho thế quyền của thế gian. Nhưng hôm
nay không phải vậy mà nó còn đi vào cửa không môn của nhà Phật.
HT. Thích Không Tánh (thứ 5 tính từ phải), HT. Thích Viên Định, Nhà dân chủ Nguyễn Đan Quế
Nguyễn Tiến Trung và Hoà Thượng Thích Quãng Độ
Ỷ Lan và Võ Văn Ái
Suốt mấy tháng qua,
tình hình biến loạn, có thể nói là chưa từng có trong GHPGVNTN. Một giáo hội
mang đậm sắc thái của Phật giáo trên hai ngàn năm hội nhập. GHPGVNTN là một tổ
chức lãnh đạo tinh thần của đồng bào Phật tử trong và ngoài nước theo tinh thần
từ bi và bình đẳng của đức Phật. Để thiết lập nên tinh thần đó, hàng Phật tử cả
tại gia lẫn xuất gia phải bỏ rất nhiều xương máu để đấu tranh bảo tồn trước sự
chống phá kẻ vô minh. Hàng Phật tử tưởng chừng như đã hoàn thành được ước
nguyện, Giáo hội được thành lập với mục đích bảo vệ và hướng dẫn tứ chúng tu
tập theo lời đức Phật dạy.
Nhưng đó chỉ là mong
ước, GHPGVNTN từ khi thành lập cho đến ngày hôm nay, tự nó phải dùng mọi sức
mạnh để bảo tồn trước sự đánh phá ngày càng mãnh liệt của ác ma. Mặc dù thăng
trầm như vậy, nhưng vẫn bảo tồn được đường hướng hoạt động vì 'đạo pháp và dân
tộc' dưới sự lãnh đạo tối cao của bốn đời cố Tăng thống cùng với sự hòa hợp của
chư tăng, Phật tử.
Đến đời Tăng thống thứ
năm thì ngôi nhà của Giáo hội theo cách nhìn khách quan cũng như chủ quan dường
như đã tan hoang, theo cơn giông tố dữ dội độc đón của người lãnh đạo tối cao.
Là một Phật tử luôn ưu
tư về sự tồn vong của GHPGVNTN trong nhiều giai đoạn Pháp nạn, không khỏi một
lần đau xót khi chứng
kiến cảnh "tình cốt nhục ly tán", cấp trên đối xử cấp dưới giống như
luật rừng mà cộng sản thường dùng để thanh trừng, chứ không phải là
"tinh thần lục hòa" của người con Phật. Đây là một tổ chức của Giáo
hội đứng trên tinh thần hòa hợp để hướng dẫn tứ chúng tu học, chứ không phải là
nơi công sở chức quyền theo thế sự. Ở đây người xuất gia lẫn tại gia dùng phương
tiện thế lớp để làm việc cho khỏi bị chồng chéo và tôn trọng lẫn nhau "ý
hòa đồng diệt, khẩu hòa vô tranh".
Thời đức Phật còn tại
thế ngài không bao giờ giải quyết công việc một cách độc đoán, mặc dù ngài có
phước trí vẹn toàn, ngài luôn lắng nghe tiếng nói của Tăng đoàn (xuất gia là
quan trọng) và luôn hỏi đi, hỏi lại ba lần trước khi quyết định bất cứ một vấn
đề gì. Đặc biệt ngài không bao giờ khước từ bất cứ một thành phần nào trong xã
hội đến với ngài, từ tầng lớp nghèo, trộm cắp, mại dâm, kỹ nữ, đến giai cấp quan
quyền và ngay cả những người chống đối lại ngài, ngài đều dùng lòng từ bi mà
cảm hóa, khiến họ bỏ tà quy chánh.
Trở lại với Giáo hội
ngày nay, đức Tăng thống mặc dù là 'phàm tăng' nhưng đóng vai trò cũng tương tự
như đức Thế Tôn ngày xưa vậy. Được biết đức Tăng thống xuất gia tu học từ thuở
bé, vì vậy dù ít nhiều gì ngài cũng thâm nhập được lý tưởng từ bi - trí tuệ của
đức Từ Phụ. Nhưng ở đây ngược lại chúng ta có thể mãn phép đánh giá là ngài "chưa thấm tương,
thấm chao nơi cửa bụt" qua một loạt hành động ứng xử từ thân, khẩu, ý của
ngài mang đậm nét thù hận, độc tài, quyết đón, v.v... chứ không phải là thân
giáo, khẩu giáo, ý giáo của một bậc Sa môn thoát tục. Có thể
nói còn ác hơn cộng sản đối trị với dân đen. Cộng sản đâu có học lý tưởng từ bi của
đức Phật nên chúng ta còn có thể tha thứ, ngược lại đức Tăng thống là người đạo
cao đức trọng "có thể
dung những việc khó dung trong thiên hạ, có thể mỉm cười trước những việc ngu
muội của thế gian".
Ở đây thì không, đức
Tăng thống đã tự dùng dao vô minh đâm chết mình hồi nào không hay biết. Bên cạnh mình có nhiều bảo châu
mà không thấy, phải lo đi làm thuê ở nước ngoài để kiếm từng miếng cơm ăn qua
ngày, thật là đau khổ biết dường nào.
Ngài được tứ chúng suy
tôn lên ngôi vị Tăng thống là để truyền thừa mạng mạch, chứ không phải cắt đứt
mạng mạch. Khi nói đến đây tôi nghĩ
đến triều đại Tần Thủy Hoàng bên Trung Hoa; GHPGVNTN dưới sự lãnh đạo tối cao
của đức Tăng thống sao mà giống quá, y khuôn đúc ra.
Đức Tăng thống là hiện
thân của Tần Thủy Hoàng; Võ Văn Ái là hiện thân của Thái dám Triệu Cao. Bên cạnh sự nhu nhược sợ mất quyền lợi nhưng đầu ma hoặc của Lý Tư là
hiện thân của Hòa thượng Thích Như Đạt.
Cả ba nhân vật này
điều hành độc đón của triều Tần. Sự tàn bào của Tần Thủy Hoàng ngay cả cha, mẹ
mình mà còn giết được huống chi kẻ khác. Trong khi đó có sự tiếp tay, đạo diễn,
phân tích chụp mũ của Thái dám Triệu Cao tức Võ Văn Ái, kết cấu với Lý Tư tức
Hòa thượng Thích Như Đạt, ra tay tàn sát những quan trung thần của triều đình
(Giáo hội), điển hình như Phù Tô qua hình ảnh của Hòa thượng Thích Viên Định và
Mông Điềm đang giữ biên cương qua hình ảnh của Hòa thượng Thích Viên Lý.
Để thõa mãn sự độc
đón, bạo lực và cho ta là có quyền quyết định tất cả, bạo Tần (tức đức Tăng
thống) đã đốt sách, chôn sống học trò (cắt chức) bởi vì sự đa nghi, quyết đón,
độc ác, nghe và tin theo sự khích tướng trục lợi của kẻ gian thần Thái dám Võ
Văn Ái mà quên đi đó chính là kẻ thù của mình.
Đức Tăng thống buôn ra
những lời lẽ vô cùng thâm hiểm qua bài phỏng vấn của mẫu hậu Ỷ Lan, ngài nói
với chất giọng thù hận, đáp trả của kẻ chợ búa, ngài là Tăng thống ngài có quyền, nhưng ai suy tôn ngài lên ngôi vị đó,
chẳng lẽ tự ngài ngồi lên đó và nói ta là Tăng thống, Tăng thống mà không có
thiện tín thì Tăng thống để làm gì. Hơn nữa ngài
là vị học thức, nhà nhân quyền, luôn được Thái dám Võ Văn Ái đề cử nhận giải
Noben hòa bình gì đó, mà sao ăn nói thô lỗ quá, ngài nói Chánh Lạc, Viên Định,
Viên Lý, nó này, nó nọ; ai
lập ra Giáo hội để nó làm Viện trưởng, v.v... Vậy thử hỏi ngài ai thành lập
Giáo hội để ngài làm Tăng thống, chẳng lẽ ngài xem Giáo hội này là của ngài, thật
giống như một kẻ vô học lú lẫn.
Đúng ra, trên cương vị
Tăng thống ngài phải ghi ơn tất cả mọi người dù họ chỉ đóng góp cho Giáo hội
một sợ lông công đức; huống chi chư Tăng và Phật tử đã hy sinh tính mạng để bảo
tồn đạo pháp, đến thời ngài làm Tăng thống ngài lại ăn cháo đá bát như vậy sao....
...Đến một ngày nào
đó, những hơi hở cuối cùng sắp tàn thì bạo Tần (đức Tăng thống) mới tỉnh giấc
mộng vô minh, bảo Lý Tư, Triệu Cao gọi Phù Tô về để lo triều chính. Nhưng hỡi
ôi! Lực tàn, sức kiệt lúc này đâu có thể dùng ba tất lưỡi để ban hành 'giáo
chỉ' được nữa, kẻ nịnh thần Hòa thượng Thích Như Đạt thì như nhược, kẻ
gian thần Thái dám Võ Văn Ái lộng hành chiếm đoạt ngôi Tăng thống và tự xưng là
Siêu Tăng Thống để điều hành ngôi nhà Giáo hội đi đến một trận trả thù, thanh
trừng tàn sát tiếp tục.
Đứng trước thực trạng
thảm khốc như vậy, nhưng hàng Phật tử chúng ta làm sao đây, nếu nói lên tiếng
nói lương tri thì bị cho là hỗn láo với đức Tăng thống, còn ngậm bồ hòn thì kẻ
gian thần Thái dám Võ Văn Ái lộng hành. Thật là một cảnh trớ triu mà thấy đau
lòng.
Hiện tại tất cả trung
thần như Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, HT. Thích Không Tánh, v.v... đã từ nhiệm,
chỉ còn những kẻ gian thần tung mưa hô gió kéo băng lập bọn để trục lợi cá nhân
mà đức Tăng thống lại xem là trung thần. Ngài
quả thật là hồ đồ, không có bút mực nào mà tả hết sợ sai đường, lạc lối của
ngài dẫn đến tứ chúng ly tán. Rồi đây, cuộc đời của ngài sẽ bị thiên hạ chê
cười, lòng dân oán hận, nơi chín suối ngài sẽ không an giấc chứ chứ đùng nói
Niết bàn được tiêu dao tự tại, đó là quy luật 'Nhân - Quả' mà ngài đã học được
từ lời đức Phật dạy.
Nguyện cầu hồng ân Tam
bảo, lịch đại Tổ sư, nhất là giác linh đức Cố đệ tứ Tăng thống hiển linh, gõ
đầu để tỉnh thức đức đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ sớm quay về bằng phương
pháp Sám hối mà đức Phật thường chỉ dạy cho hàng tứ chúng. Chỉ có vậy mới cứu
nguy được Giáo hội trong hiện tình ma quân quấy nhiễu nhất là ma ba tuần Võ Văn
Ái và đồ chúng của nó.
No comments:
Post a Comment