TT Thích Thiện Minh, TT Thích Quảng Liên (ngồi), người đứng là ĐĐ Thích Chánh Lạc từ trong phòng giam ra chỗ tập trung để đợi gặp Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc, ngày 01 tháng 11-1963, tại nhà Ông Bảy Viễn, đường Võ Tánh, Saigòn.
Video Đài Little Sài Gòn Phỏng Vấn Hòa Thượng Thích Chánh Lạc
1) http://www.youtube.com/watch?v=iWvhVUm2CVc
2) http://www.youtube.com/watch?v=s4eeN7Pjhvs
3) http://www.youtube.com/watch?v=yk2zD4KPdP0
4) http://www.youtube.com/watch?v=M1dWrMnRzDo
Báo Calitoday phỏng vấn Hòa Thượng Thích Chánh Lạc
http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/cong-dong/hoa-thuong-thich-chanh-lac-va-giao-su-vo-van-ai-tra-loi-cac-van-de-du-luan-quan-tam-lien-quan-den-cao-bach-tu-chuc-cua-hoa-thuong-tang-thong-thich-quang-do.html
Cuộc vận động cho bình đẳng Tôn Giáo, công bằng xã hội… của Phật Giáo
Việt Nam phát khởi từ tối ngày 8 tháng 5 năm 1963, tại đài phát thanh, Huế, cũng
là ngày đại lễ Phật đản, P.L. 2507, nhằm ngày 15 tháng 4 năm Qúi Mão.
Cuộc vận động nầy bị đàn áp khốc liệt vào khuya 20-8-63.
Tất cả Tăng, Ni, Phật tử chủ chốt và liên quan tới cuộc vận động lịch sử nầy
đều bị bắt.
Bức hình lịch sử ngày 1 tháng 9 năm 2013, khi Võ Văn Ái và Đảng Viên Đảng Cộng sản Lê Công Cầu dùng kế ly gián, giả mạo tâm thư để phân hóa Nhị Vị Đại Lão Hòa Thượng Thích Quãng Độ và Thích Chánh Lạc.
Võ Văn Ái và vợ Penelope Faukner Ỷ Lan
Sau khoảng hai tháng điều tra, gạn lọc chính quyền chỉ giữ lại 10 Tu sĩ và 01
Cư sĩ:
Về Tu sĩ gồm có Qúy Ngài: Thích Huyền Quang, Thích Thiện Minh, Thích
Quảng Độ, Thích Tâm Châu, Thích Tâm Giác, Thích Quảng Liên, Thích Hộ Giác,
Thích Đức Nghiệp, Thích Giác Đức và Thích Chánh Lạc. Một vị Cư sĩ là Đạo Hữu
Chánh Trí, Mai Thọ Truyền (Xin xem cuốn Cuộc đời của Hòa Thượng Thích
Chánh Lạc, Phú Lâu Na tùng thư 80). Riêng Ngài Thích Trí Quang bị bắt nhưng
trốn thoát vào tòa Đại sứ Mỹ.
Nhờ buổi gặp gỡ của phái đoàn Liên Hiệp Quốc vào sáng ngày 1 tháng 11-
1963 tại nhà Ông Bảy Viễn, ở đường Võ Tánh, gần bộ Tham Mưu Quân Đội V. N.
Cọng Hòa. Và, nếu không có cuộc đảo chánh vào xế trưa hôm ấy thì tính mạng của
tất cả chúng tôi e là “chỉ mành treo chuông!”.
Trưa ngày 2 tháng 11-1963 chúng tôi được quân đội cách mạng đưa về Chùa
Xá Lợi , số 9 đường Bà Huyện Thanh Quan, Saigòn.
Sau khoảng 01 tháng nghỉ ngơi, chúng tôi bắt tay vào việc trù hoạch Tổ
Chức Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo.
Tấm hình lịch sử nầy ghi lại cuộc họp sơ bộ. Bên phải tấm hình, vị mặc áo
màu lam, đầu tóc nửa bạc nửa đen là Thượng Toạ Thích Huyền Quang, người ngồi
kế, mặc áo lam, gầy độ 37 kg là Đại Đức Thích Chánh Lạc. Bên trái, người mặc
áo lam là Đại Đức Thích Đức Nghiệp, vị kế bên là Thượng Toạ Thích Tâm Châu,
người cuối, bên cạnh Thượng Toạ Thích Tâm Châu là Đại Đức Thích Giác Đức.
Sau nhiều lần bàn thảo, qua nhiều buổi họp, chúng tôi đã lập xong một Ban
Tổ Chức Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo.
Thượng Toạ Thích Tâm Châu được bầu làm Trưởng ban, tôi, Đại Đức Thích
Chánh Lạc làm Tổng Thư Ký, Đại Đức Thích Thiền Định là phụ tá Tổng Thư
Ký…
Hôm nay, gần nửa thế kỷ trôi qua, bao nhiêu dâu bể đến với Quốc Gia V.N.,
với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; nghĩ đến Qúy Ngài, trong số 10 vị
nói trên, đã ra đi, như: Cố Hòa Thượng, đệ tứ Tăng Thống, Thích Huyền Quang,
Hòa Thượng Thích Thiện Minh, quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa Thượng
Thích Tâm Giác, Hòa Thượng Thích Quảng Liên, nhất là hai Ngài Thích Huyền
Quang và Thích Thiện Minh lòng tôi cơ hồ đứt nát và khôn cầm được những giọt
lệ kính thương, nuối tiếc!..
Biết bao giờ chúng ta gặp lại nhau để cùng ngồi bàn Phật sự?
“Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rẽ tằm!”
(Câu 781 – 782, Truyện Kiều)
Hay: “Năm xưa ai đã cùng ai
Đốt lò hương nguyện dưới đài quang minh
Mà nay non nước chưa bình
Người đi đâu mất, ảnh hình còn đây?!”
Gần 50 năm, từ ngày máu đổ thịt rơi, tại đài phát thanh Huế, nhân dịp Phật
đản 8 tháng 5-1963, của tám Em nam nữ Phật tử, rồi cuối năm 1963 đầu năm 1964
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời. Hôm nay, trước giờ Giao thừa
giữa năm Kỷ Sửu và Canh Dần, ngồi nghĩ về quá khứ, lòng cảm thấy xót xa, vui ít
khổ nhiều. Vui vì:
a. Phật Giáo Việt Nam đã thoát khỏi cái Đạo dụ bất công số 10, xem
Phật Giáo như một Hiệp Hội đua ngựa, đá banh.
b. Từ nay danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam đã đổi thành Giáo Hội
Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất với bản Hiến Chương 05/66. Và bản Hiến
Chương nầy là La Bàn chỉ hướng cho mọi hành hoạt của Giáo Hội truyền thống
dân lập muôn đời. Nhưng, bên cạnh niềm vui chưa trọn ấy, nỗi khổ tận cùng lại ụp
xuống trên đầu Dân tộc và Giáo Hội P.G.V.N.T.N. kể từ khi Đảng Việt Gian Cọng
sản chiếm trọn miền Nam (30-4-1975). Từ đó đã sản sinh ra không biết bao nhiêu
mà kể những thành phần nửa người nửa ngợm nửa đười ươi, đủ màu, đủ sắc.
Những con thú đội lốt người nầy đã hút cạn máu tủy của toàn dân, đã chà nát đời
sống tâm linh ngàn xưa của nòi giống. Biết bao phong tục tập quán thanh cao, đầm
ấm đượm tình người đã bị đào tận gốc, trốc tận rễ để thay vào đó một nếp sống dã
thú man hoang!
Cúi xin hồn thiêng sông núi, lịch đại Tổ sư, chư thánh Tử Đạo v.v… gia hộ
cho nước Việt Nam sớm có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền; cho kẻ ác sớm hồi
đầu, đừng đem sơn hà xã tắc của Tổ Tiên, máu xương của trăm họ dâng cho kẻ thù
Truyền Kiếp phương bắc để đổi lấy cái ngai vàng mong manh, bấp bênh trong mưu
đồ muôn năm trường trị.
“Bất bình tắc minh”, xin những kẻ tội đồ của dân tộc đừng bịt mắt, bưng tai
để nhìn rõ cái khổ nạn muôn dân, để nghe tiếng than khóc, oán hờn của người Việt
từ Bắc chí Nam tận hang cùng ngõ hẻm. Nếu được vậy thì trong một tỉ điều xấu ác
cũng còn nhất điểm lương tâm.
Cầu mong lắm lắm.
10/27/2013
Sa Môn Thích Chánh Lạc